Sự khác nhau giữa bản đồ hành chính và hồ sơ địa giới hành chính

 19/03/2021  Đăng bởi: bản đồ quả cầu Việt

Hiện nay, bản đồ hành chính và hồ sơ địa giới hành chính là hai tài liệu quan trọng liên quan đến quản lý đất đai của bất kỳ địa phương nào. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn nhầm lần hai loại tài liệu này với nhau.

 
Bản đồ hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính
Khái niệm pháp lý
Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó (Khoản 1 Điều 30 Luật đất đai 2013)
Bản đồ hành chính của địa phương được xây dựng dựa trên cơ sở của Bản đồ địa giới hành chính (một thành phần của Hồ sơ địa giới hành chính).
Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh, quản lý hiện trạng địa giới hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó (Khoản 3 Điều 29 Luật đất đai 2013 )
Nội dung thể hiện
- Yếu tố cơ sở toán học: khung bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ;
-  Yếu tố chuyên môn gồm biên giới quốc gia và địa giới hành chính;
- Yếu tố nền địa lý như thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế – xã hội; giao thông.
 
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh đơn vị hành chính (nếu có)
- Bản đồ địa giới hành chính
- Hồ sơ mô tả bao gồm: Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính; Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính; Phiếu thống kê các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính; Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính; Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính
Thẩm quyền xây dựng
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (khoản 2 Điều 30 Luật đất đai 2013).
Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại ủy ban nhân dân cấp đó và ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (khoản 3 Điều 29 Luật đất đai 2013)
Mục đích, ý nghĩa
Bản đồ hành chính được thành lập để chỉ ra sự phân chia chính trị và cơ cấu hành chính - chính trị của khu vực thành lập bản đồ, thể hiện hàng loạt các vấn đề về kinh tế và văn hóa của các nước, các địa phương, các vùng, các khu vực hành chính hay các vùng dân cư, đường giao thông và các yếu tố thủy văn.
Sử dụng trong công tác quản lý nhà nước và làm căn cứ trong việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính ở mỗi cấp
 
 
Viết bình luận của bạn:
Trở thành

nhà phân phối Narenca

trên toàn quốc